Những đồ ăn gây nghiện có hại cho sức khỏe
Nicotine, cồn và caffeine là các chất kích thích khá mạnh có trong thực phẩm, không tốt cho sức khỏe nếu dùng nhiều.
Thông tin được đưa ra tại Tọa đàm báo chí “Chuyển tải thông điệp an toàn thực phẩm tới công chúng thông qua tăng cường hợp tác giữa nghiên cứu và báo chí - trường hợp thực phẩm có nguồn gốc động vật” do Hội Nhà báo Việt Nam, Trường đại học Y tế công cộng và Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) phối hợp tổ chức.
Tại tọa đàm, vấn đề truyền tải và tiếp nhận thông tin về an toàn thực phẩm đã được các chuyên gia đưa ra thảo luận.
TS Đặng Xuân Sinh, Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế, đã thông tin về vấn đề an toàn thực phẩm và ô nhiễm vi sinh vật trên thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Theo TS Sinh, thịt lợn chiếm phần lớn trong bữa ăn Việt Nam. Tuy nhiên thịt lợn có nguy cơ mang một số mầm bệnh như Salmonella, E. coli, giun xoắn, gạo lợn. Trong đó, vi khuẩn Salmonella là một trong 4 vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm/tiêu chảy hàng đầu ở các nước phát triển và trên toàn cầu.
TS Sinh đã dẫn kết quả khảo sát từ 2 dự án (Dự án PigRISK-2012-2017 và Dự án SafePORK-2018-2022) phân tích các mẫu thịt lợn thu thập từ Hưng Yên, Nghệ An và Hà Nội, kết quả cho thấy thịt lợn nhiễm vi khuẩn Salmonella ở mức cao.
Các nhà nghiên cứu cũng thực hành mô phỏng tại phòng thí nghiệm để xem khả năng nhiễm chéo của vi khuẩn Salmonella trong quá trình thực hành tại hộ gia đình. Theo đó, các nhà nghiên cứu sơ chế, luộc, thái… thịt bằng cách dùng chung dao, thớt để đánh giá khả năng nhiễm chéo vi khuẩn này từ thịt sống sang thịt chín.
Tỷ lệ lây nhiễm ở hộ gia đình dùng chung dụng cụ cho thịt sống, thịt chín là gần 78%. Ở các gia đình có điều kiện mua sắm thớt, dao riêng, đeo găng tay tỷ lệ lây nhiễm vi khuẩn Salmonella từ thịt sống sang chín giảm đi rất nhiều.
Dự án SafePORK (thu thập mẫu từ 9/2018-4/2019) với 671 mẫu, trong đó có 390/671 mẫu nhiễm vi khuẩn Salmonella (chiếm 58,1%).
“Đánh giá các mẫu thịt lợn tại các chợ bán lẻ, truyền thống và hiện đại cho thấy, mức độ ô nhiễm vi sinh vật (Salmonella) ở mức cao 44-58%, đa số các mẫu chưa đạt (>88%) chỉ tiêu về mức độ ô nhiễm vi khuẩn tổng số”, TS Sinh kết luận.
TS Sinh cũng nêu nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng liên quan tới ngộ độc thực phẩm từ thịt lợn do lây nhiễm chéo giữa các thực phẩm sống chín (do chế biến tại hộ gia đình không dùng thớt, dao riêng cho thịt sống, thịt chín).
Các chuyên gia đưa ra giải pháp chi phí thấp có thể giúp giảm ô nhiễm vi sinh trên thịt gồm sát khuẩn, tách biệt thịt sống và thực phẩm chín; sử dụng các bề mặt dễ lau rửa.
Tại Tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thị Dương Nga cũng thông tin, kết quả điều tra 2018-2019 cho thấy kiến thức liên quan đến an toàn thực phẩm về thịt lợn của người dân còn nhiều hạn chế.
Cụ thể, 92% người dân cho rằng thịt lợn không an toàn có thể phát hiện qua quan sát bằng mắt thường. Ngoài ra, thực phẩm có thể nhiễm vi khuẩn như Salmonella, E. coli.
Theo kinh nghiệm, chúng ta thường chọn miếng thịt mỡ trắng, loại bỏ thịt có màu đỏ tươi, rực rỡ do nghi ngờ hóa chất. Nhưng việc ô nhiễm trên sàn mổ, thịt tồn dư kháng sinh, thịt nhiễm khuẩn… chúng ta không thể quan sát bằng mắt thường.
41% người dân được khảo sát cho rằng, nếu thịt lợn được nấu kỹ sẽ an toàn. Nhưng điều này cũng không chính xác do khi vi khuẩn chết vẫn có thể tồn tại và gây ra các nguy cơ với sức khỏe người tiêu dùng.
Về thực hành liên quan tới an toàn thực phẩm cho thịt lợn, có 10% người được khảo sát thừa nhận dùng 1 cái thớt cho tất cả các loại thực phẩm, gồm sống, chín. Điều này cũng nguy hại khi vi khuẩn từ thịt sống có thể lây nhiễm chéo sang thịt chín.
Về an toàn thực phẩm đối với thịt lợn, 37% số người được hỏi cho rằng trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm là của Chính phủ. Có 28% số người cho rằng các bệnh do thực phẩm gây ra thường không nghiêm trọng.
Việc hiểu, quan tâm chưa đầy đủ về an toàn thực phẩm sẽ gây ra vấn đề liên quan tới sức khỏe. Bên cạnh đó, bệnh nhân phải nghỉ việc, chi tiền đi khám… đem lại tác hại về mặt kinh tế. Thậm chí, còn gây ra các vụ ngộ độc hàng loạt, ảnh hưởng tính mạng con người.
Các chuyên gia nhận định, xu hướng hiện tại, người tiêu dùng sẽ dần quan tâm hơn đến vấn đề vệ sinh thực phẩm. Cụ thể người dân tìm đến cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị… đang dần tăng. Người tiêu dùng đã chú trọng hơn về vấn đề an toàn thực phẩm. Vì vậy, hiện công chúng có nhu cầu cao đối với thông tin về an toàn thực phẩm, cách thức để lựa chọn thực phẩm an toàn.
Tại tọa đàm, các chuyên gia cho rằng, cần có giải pháp kết nối các nhà nghiên cứu và các cơ quan báo chí, nhằm hỗ trợ và thúc đẩy công tác truyền thông nguy cơ an toàn thực phẩm hiệu quả hơn, đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng.
Theo Ngọc Trang (vietnamnet)