04-03-2017 09:43 | 443 lượt xem
rong căn bếp, bên cạnh nồi niêu xoong chảo, thớt là vật dụng vô cùng quen thuộc. Các nguyên liệu hay thành phẩm đa phần đều được băm, chặt, thái, cắt trên những chiếc thớt.
Ngày nay, có rất nhiều loại thớt, chủ yếu vẫn là thớt gỗ và thớt nhựa. Trong các gia đình Việt, thớt gỗ vẫn được ưu ái lựa chọn nhiều hơn, tuy nhiên có nhược điểm là dễ thấm nước, có mùn, dễ mục. Thớt nhựa tuy có thể khắc phục những ưu điểm này nhưng lại không chịu được lực lớn nên chỉ có thể dùng để thái những đồ đã nấu chín. So với chất liệu nhựa, chiếc thớt gỗ an toàn hơn do có nguyên liệu tự nhiên, không độc hại, thân thiện với môi trường do có thể tự phân hủy.
Khi chọn thớt gỗ, bạn cần lưu ý chọn những chiếc thớt rõ vân gỗ. Mua về, nên ngâm nước muối cho chiếc thớt và phơi khô ở nơi có nắng to. Sau 6 tháng sử dụng, bạn cần thay thớt gỗ, đặc biệt khi thớt ra mùn và có mùi lạ. Nên mua các loại thớt có nhãn hiệu, có tiêu chuẩn.
Sau khi sử dụng thớt gỗ, bạn cần phải vệ sinh thớt đúng cách để tránh vi khuẩn lưu lại trên thớt, sau đó lây qua các loại thực phẩm được chế biến tiếp theo, gây các bệnh tiêu chảy, thương hàn, dạ dày, viêm ruột...
Bạn cần vệ sinh sạch sẽ thớt gỗ ngay trước và sau khi sử dụng. Sau khi rửa sạch, phơi thớt ở vị trí khô, thoáng, tránh những nơi ẩm thấp. Khi vệ sinh thớt, nên rửa sạch bằng nước rửa bát pha chút nước ấm, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Tiếp theo, bạn cần cắt đôi trái chanh tươi, vắt nước chanh lên bề mặt thớt, sau đó rắc muối hạt hoặc baking soda lên bề mặt thớt có nước chanh. Cuối cùng, dùng miếng chanh chà xát lên bề mặt và rửa sạch lại bằng nước. Đây là cách rửa thớt vệ sinh, an toàn và giữ cho thớt không có mùi thức ăn.
Nguồn: xinhxinh
Tuy nhiên, hiệu quả diệt khuẩn vẫn có nhưng không tối ưu. Những sản phẩm riêng biệt được dành riêng cho khử trùng trong chế biến thực phẩm. Tiết kiệm thời gian, an tâm về sức khỏe, tin cậy về chất lượng